Tân Đề Ly, Ấn Độ - Tính không là
khái niệm chìa khóa của triết lý
Phật Giáo, một cách đặc biệt hơn
trong giáo lý Đại Thừa: “Sắc
chính thực là không, và không
chính thực là sắc.” Đây là một
nghịch biện của khái niệm.
Tính không không nên bị lầm lẫn
với không có gì cả (hư vô luận).
Tính không là không tự tính
nhưng không phải là không có gì
cả (tính không là không hiện hữu
nhưng không phải là không có gì
cả - tính không là không tồn tại
nhưng không phải là không có gì
cả). Cũng thế, nó không phải là
không thực tạị Tính không có
nghĩa là một đối tượng, có sinh
khí hay không có sinh khí, không
có sự hiện hữu một cách độc lập.
Nó có ý nghĩa và sự hiện hữu chỉ
khi tất cả những yếu tố hay
thành phần mà nó được tạo nên
hình thành sự vận động và chúng
ta có thể hiểu cùng quy cho sự
hiện hữu của nó một cách rõ ràng.
Bằng sự giải thích, chúng ta
được yêu cầu quán sát một cái
tách hay bất cứ một vật chứa nào
khác. Có phải cái tách là trống
không khi nó không chứa đựng bất
cứ chất lõng hay chất rắn nào
bên trong nó? Chúng ta nói vâng,
nó trỗng rỗng. Nhưng nó thật sự
là trỗng rỗng chứ? Không, nó
không phải thế, nó đấy không khí.
Ngay cả khi chiếc ly ở trong
trạng thái chân không, nó không
trỗng rỗng. Nó vẫn chứa đựng một
khoãng không, sự bức xạ, và có
thể là ánh sáng.
Thế cho nên, quan điểm của Đạo
Phật khác với thế gian. Chiếc ly
luôn luôn đầy ấp điều gì đấy hay
thứ khác. Để diễn tả một cách
triết lý, chiếc ly là trống
không sự tồn tại cố hữu (không
có tự tính). Nó đã hình thành sự
tồn tại do bởi nhiều điều kiện
khác hình thành nên sự vận hành.
Đấy là do bởi những sự phức tạp
này mà khái niệm về tính không
của Đạo Phật thường bị gán cho
là như chủ nghĩa hư vô (không có
gì cả). Những nhà học giả cho
rằng triết học phương Tây chắc
chắn đã đóng một vai trò trong
việc tạo nên khái niệm sai lầm
nàỵ Chủ nghĩa hư vô như một khái
niệm có nghĩa rằng thực tại là
không biết và không thể biết, và
rằng không có gì tồn tạị Trái
lại, khái niệm của Đạo Phật về
tính không nói rằng căn bản của
thực tại là có thể biết được, và
rằng không có trường hợp nào mà
khái niệm tính không nên được
gán cho ý nghĩa là không có gì
cả.
Plato đã có quan niệm rằng có
một ý tưởng mẫu mực căn bản
trong mọi thứ mà chúng ta có
chung quanh chúng ta, cho dù nó
là có sinh khí hay không có sinh
khí. Cuối cùng, “bản chất của
chiếc ly tồn tại một cách thiết
yếu trong thế giới của tâm thức.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng,
Tính Không là sự vắng bóng của
thực tế tuyệt đối hay sự tồn tại
độc lập. Nếu một vật tồn tại,
đấy là do bởi vài nhân tố khác.
Người ta cũng có thể hỏi: có thể
có một hiện tượng nào không có
phần tử không? Theo tư tưởng
trường pháiTrung Quán, không thể
có một hiện tượng nào mà không
có phần tử (hay không có hiện
tượng nào không có sự cấu tạo)
để hình thành sự hiện hữụ
Quyển sách ‘Nghệ Thuật Sống’ của
Đức Đạt Lai Lạt Ma làm cho sự
hiểu biết của chúng ta về nhận
thức thực tại rõ ràng hơn. Ngài
nói rằng, “khi tuệ giác nội quán
của chúng ta đi vào bản chất của
thực tại sâu sắc và gia tăng,
chúng ta sẽ phát triển một nhận
thức về thực tại là điều mà
chúng ta sẽ nhận thức những hiện
tượng và những sự kiện như một
loại vọng tưởng (hão huyền). Và
cung cách nhận thức thực tại ấy
sẽ thẩm thấu tất cả những tác
động hổ tương của chúng ta với
thực tạị
Thậm chí chính tự tính không,
điều mà được thấy như tính tự
nhiên căn bản của thực tại, thì
không tuyệt đối cũng không tồn
tại một cách độc lập. Chúng ta
không thể nhận thức tính không
như là một hiện tượng độc lập về
căn bản, bởi vì khi chúng ta thể
nghiệm tính tự nhiên của thực
tại, chúng ta thấy rằng chính tự
tính không là một đối tượng. Hãy
tìm bản chất của nó và chúng ta
sẽ thấy rằng sự tồn tại cố hữu
của nó là trống rỗng. Do thế,
Đức Phật dạy về tính không của
tính không (không không).”
--
http://www.buđhistchannel.tv/index.php?id=6,8650,0,0,1,0
Nguyên tác: The concept of
emptiness is such a paradox
Tác giả: Sonam Tsomo, Times of
India, 28 October 2009
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển 04-11-2009
|